Tôi xin chia buồn cùng bạn!
Bạn phải biết rằng danh sách khách hàng là tài sản quí giá nhất của tiệm. Tiền có thể mất, thợ có thể nghĩ việc, bàn ghế, dụng cụ trong tiệm có thể thay, nhưng danh sách khách hàng gần như không thể thay, hoặc có thay được thì cũng rất tốn kém! Tại sao thế? Tại vì khách hàng mang tiền đến cho bạn, đó chính là kho bạc của bạn. Không có khách hàng thì thương vụ của bạn làm sao có thể tồn tại. Thế nên bạn phải bảo vệ nó, bảo mật nó một cách cẩn thận.
Trở lại vấn đề chính là khi thợ thôi việc làm điên đầu cho chủ tiệm. Bạn không thể ngăn cản thợ thôi việc để đi làm tiệm khác, hay mở tiệm riêng . Bạn có thể ngồi đó chửi bới nào là “đồ khốn, nào là thứ ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván….” Rồi bạn lại ngồi đó nguyền rủa “zái cho nó bị xe đụng, ăn kiểu đó đẻ con không có lỗ đích….” Như tôi đã nói, bạn không thể ngăn cản, nhưng bạn có thể giảm thiểu mất mát của bạn trong trường hợp này.
Bạn có thể làm gì?
Bạn có thể hành động. Bạn có thể đi thưa kiện nhưng hiệu quả thì không được cao mà lại tốn kém cho nên những việc bạn có thể làm là:- Trước nhất, bạn nên xem lại danh sách khách hàng của bạn, chọn ra 20% khách hàng hạng sang và gọi đến họ. Thông báo với họ là người thợ đó đã nghỉ làm và mời họ lấy hẹn trở lại tiệm bạn. Bạn hứa sẽ sắp xếp cho thợ giỏi khác làm móng cho họ. Bạn đừng quên kèm theo lời hứa bảo đảm “không đẹp, không lấy tiền.”
- Thứ nhì, bạn gọi đến tất cả khách thường hẹn với người thợ vừa nghỉ việc, và cũng làm như thế. Bởi vì người thợ vừa nghỉ sẽ làm chắc chắn là sẽ gọi tất cả khách hẹn cũ của họ, và những khách hạng sang mà họ biết. Nên bạn phải gọi, và phải gọi trước khi người thợ kia gọi.
- Thứ ba, đưa tin thợ nghỉ việc vào bản tin của tiệm. Bạn chỉ nên nói vắn tắt như
“Sau ba năm làm việc ở tiệm [tên tiệm], [tên thợ] đã nghỉ việc để tiếp tục một hành trình mới. Chúng tôi toàn bộ nhân viên và khách hàng ở tiệm [tên tiệm] cầu chúc cho [tên thợ] gặp nhiều may mắn, và gặt hái được nhiều thành công trong hành trình mới.”Sau đó ghi tiếp “chúng tôi ở tiệm [tên tiệm] không ngừng cải tiến mỗi ngày để mang lại sự thoải mái đến với khách hàng.”
Với những lời hứa và thông báo từ bạn như trên, sẽ giảm thiểu số khách bị thợ kéo đi theo.
Trong khoảng thời gian này bạn cũng nên gởi tặng khách hàng một số dịch vụ miễn phí để chận đứng việc giựt khách từ thợ mới nghỉ.
Tại sao phải cho không? Bạn biết đó, giữ một người khách hiện có thì rẻ hơn rất nhiều so với kiếm một người khách mới.
Mỗi khi thợ nghỉ dù họ có ra cạnh tranh với bạn bằng cách mở tiệm, mướn station, hay đi làm cho tiệm khác gần đó hay không, bạn luôn luôn bị thiệt hại. Bởi thế bạn nên luôn chuẩn bị để giảm thiểu thiệt hại khi chuyện xảy ra.
Chuẩn bị thế nào?
Luôn luôn thân thiện với khách. Luôn chào hỏi khách khi khách đến tiệm, mượn cơ hội để tiếp chuyện với khách khi khách trong tiệm. Luôn cho khách biết rằng bạn chính là chủ, là người luôn làm khách hài lòng (dù bạn chẳng bao giờ làm móng, hay cắt tóc cho khách).Theo dõi khách của từng người thợ trong tiệm. Bạn nên biết khách nào của thợ nào, Khách nào là khách hạng sang? Khách thích làm những món gì khi đến tiệm? Bao lâu người khách đó đến tiệm một lần?
Mỗi một người thợ trước khi làm với bạn cần hiểu về bản nội qui của tiệm và họ phải ký một bản hợp đồng không cạnh tranh (non compete agreement) với tiệm. Hiệu lực của bản hợp đồng này ra sao là tùy thuộc vào luật lệ nơi bạn làm việc. Nhưng dù ít, dù nhiều nó cũng sẽ giúp bạn giảm bớt thiệt hại khi thợ nghỉ việc và cố tình giựt khách ra khỏi tiệm
http://www.nhosbs.com/build-tiem/tho-thoi-viec-chu-tiem-dien-dau/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét