Trong nghề nail, một vấn đề vẫn còn được tranh cãi là người làm nail ở trong tiệm, thuê ghế của tiệm và “chia tứ lục” với chủ tiệm, được coi như nhân viên của tiệm hay là người hành nghề độc lập (independent contractor). Vấn đề hết sức quan trọng vì nó liên hệ đến nhiều hệ lụy khác về mặt pháp lý, thuế vụ và bảo hiểm nữa.
Về mặt pháp lý, nếu người đó được coi là “nhân viên” của tiệm, chủ tiệm phải chịu trách nhiệm về những việc làm của nhân viên, kể cả vấn đề trách nhiệm dân sự như hành vi gây tổn hại hay thương tích cho khách hàng hay đệ tam nhân. Chủ nhân cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề sa thải, sách nhiễu v.v.
Về mặt thuế, nếu là nhân viên, chủ nhân phải cung cấp form thuế W-2 với số lương hàng tháng trong đó có phần trả cho quỹ hưu (Social Security tax FICA), bảo hiểm về thất nghiệp (FUTA) v.v. Chủ còn có trách nhiệm phải trả lương tối thiểu và giờ phụ trội nữa.
Về mặt bảo hiểm, nếu người làm nail được coi là nhân viên, chủ phải trả bảo hiểm về thương tích đang khi làm việc (workers compensation).
Còn nếu người làm nail được coi là người hành nghề độc lập, quy chế của họ sẽ hoàn toàn khác hẳn và chủ không chịu trách nhiệm gì về mặt pháp lý, thuế vụ và bảo hiểm như đề cập ở trên.
Vần đề xác định quy chế của người làm nail cũng rất phức tạp. Vào năm 2005, một chủ tiệm nail ở California đã bị cơ quan EDD (Employment Development Department - Sở Phát Triển Việc Làm) California phạt $75,000 vì tội đã không khấu trừ tiền thất nghiệp trả cho nhân viên.
Chủ tiệm nail đã khiếu tố lên Tòa Án Hành Chánh, Tòa Án này tuyên án người làm nghề nail không là nhân viên của tiệm mà chỉ là người hành nghề độc lập và bác bỏ việc trừng phạt chủ tiệm. EDD kháng cáo, Tòa Hành Chánh cấp cao đã tái xác nhận bản án của Tòa cấp dưới.
Khi phân tích quy chế để ấn định nhân viên là thợ hay người hành nghề độc lập, Tòa Án cũng như các cơ quan thuế vụ, lao động đưa ra một số tiêu chuẩn sau:
Về mặt thuế, nếu là nhân viên, chủ nhân phải cung cấp form thuế W-2 với số lương hàng tháng trong đó có phần trả cho quỹ hưu (Social Security tax FICA), bảo hiểm về thất nghiệp (FUTA) v.v. Chủ còn có trách nhiệm phải trả lương tối thiểu và giờ phụ trội nữa.
Về mặt bảo hiểm, nếu người làm nail được coi là nhân viên, chủ phải trả bảo hiểm về thương tích đang khi làm việc (workers compensation).
Còn nếu người làm nail được coi là người hành nghề độc lập, quy chế của họ sẽ hoàn toàn khác hẳn và chủ không chịu trách nhiệm gì về mặt pháp lý, thuế vụ và bảo hiểm như đề cập ở trên.
Vần đề xác định quy chế của người làm nail cũng rất phức tạp. Vào năm 2005, một chủ tiệm nail ở California đã bị cơ quan EDD (Employment Development Department - Sở Phát Triển Việc Làm) California phạt $75,000 vì tội đã không khấu trừ tiền thất nghiệp trả cho nhân viên.
Chủ tiệm nail đã khiếu tố lên Tòa Án Hành Chánh, Tòa Án này tuyên án người làm nghề nail không là nhân viên của tiệm mà chỉ là người hành nghề độc lập và bác bỏ việc trừng phạt chủ tiệm. EDD kháng cáo, Tòa Hành Chánh cấp cao đã tái xác nhận bản án của Tòa cấp dưới.
Khi phân tích quy chế để ấn định nhân viên là thợ hay người hành nghề độc lập, Tòa Án cũng như các cơ quan thuế vụ, lao động đưa ra một số tiêu chuẩn sau:
1. Sự kiểm soát của người chủ: nhân viên có bị chủ kiểm soát về giờ làm, cung cách làm việc, thời khóa biểu làm việc.Nói tóm lại, chủ tiệm phải đặc biệt lưu ý về vấn đề quy chế của những người hành nghề nail trong tiệm của mình. Phải hết sức rõ rệt về cách thức điều hành cũng như phân chia tiền lợi nhuận và kiểm soát người làm việc trong tiệm để tránh tất cả những lụy hệ sau này.
2. Người làm việc có dụng cụ riêng không.
3. Người làm việc được cấp W-2 hay form 1099-MISC (miscellaneous income).
4. Có hợp đồng giữa chủ tiệm và người làm nail không.
Nguồn: Viet Beauty Magazine
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét