Cùng với trào lưu vẽ nghệ thuật, đắp bột và in những tác phẩm hội họa lên móng, chúng có thể gây ra những tác hại khiến không ít người phải giật mình.
Khổ vì làm đẹp Theo BS Phạm Thị Thu Hương, khoa Da liễu Bệnh viện Việt Pháp, hầu hết các tổn thương móng đều có nguyên nhân từ làm đẹp. Giũa móng không đúng cách, cắt khóe quá sâu, sát làm cho phần da bảo vệ quanh móng bị tổn thương. Do tay phải tiếp xúc nhiều với môi trường, công việc nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào phần da tổn thương này gây nấm móng, hư móng.
Với chân thì những thói quen đi giày quá chật, mang guốc gót cao (tạo áp lực vào phần trước của chân) cũng kích thích đầu móng phát triển, móng có xu hướng mọc quặp gây đau nhức, nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là thói quen làm đẹp dùng các chất tẩy rửa móng như autoni, autate thường xuyên gây khô và teo móng.
Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng chân, móng tay ngày càng mỏng dần, rối loạn dinh dưỡng. Triệu chứng đầu tiên là móng bị vàng, khô, giòn. Thời gian sau sẽ có nhiều biểu hiện sần sùi, cong lồi, lõm, bị đổi màu (vàng đục, đen nâu) hoặc có những rãnh dọc, sâu, phiến móng không dính vào chỗ thịt ở dưới, móng tay đục và có gợn dọc...
Một số bệnh nhân thường tự điều trị bằng cách bôi thuốc có chất corticoid, chà chanh, ngâm rửa móng lâu trong nước... Việc điều trị không đúng làm móng bị viêm ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Có người sợ xấu lại tiếp tục phủ hóa chất làm đẹp lên, dẫn đến teo, viêm móng.
Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng từ móng không tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến sốt cao, nhiễm trùng huyết... Dùng chung dụng cụ làm móng cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm các bệnh ngoài da cho móng, thậm chí nhiễm HIV/AID.
Để có bộ móng đẹp
Tuy nhiên, để tránh những sai lầm trên, chị em cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản. Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng. Khi sơn móng, đắp móng giả, phải để móng có thời gian nghỉ, tránh làm liên tục, lâu ngày sẽ gây thoái hóa móng, teo móng.
Một điều cần lưu ý nữa là không nên dùng đồ khui để lấy những chất bẩn trong móng vì dễ gây nhiễm trùng, chỉ nên lấy bàn chải mềm chải nhẹ với xà phòng để làm sạch móng. Khi móng có những biểu hiện bất thường như trên móng có những mảnh trắng, điểm trắng hoặc một đường ngang trắng (thường gặp ở những chấn thương vùng chân móng), móng biến đổi màu sắc (đục), tăng sừng (có những vẩy ở vùng các móng, thường gặp trong bệnh lý nấm móng, vẩy nến móng). Bạn cần đến ngay các trung tâm da liễu để được tư vấn.
Bạn cũng cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng vitamin B1, B7, B12, canxi (có trong men bia, hạt ngũ cốc, bơ sữa...) và các vi lượng cần thiết khác như sắt, kẽm, lưu huỳnh để tránh gây rối loạn dinh dưỡng móng.
Khi cắt sửa không nên cắt móng quá ngắn để lộ chân móng gây trầy da. Không để móng dài gây cáu bẩn và dễ gẫy. Khi cắt viền da quanh móng nên thận trọng tránh trầy xước, tổn thương da gây nhiễm trùng. Cần bỏ thói quen mút, cắn móng tay, dứt da khi bị xước "măng rô". Khi rửa tay chụm cả 5 ngón lại rửa móng, xát xà phòng rồi dùng lòng bàn tay để cọ rồi xối nước.
Nên dùng tăm bông gẩy hết chất bẩn trong kẽ móng. Khi móng có dấu hiệu yếu, gẫy nên tập trung uống một đợt vitamin cho móng khỏe lại. Bạn cần nhớ, móng tay, móng chân cũng cần được chăm sóc hàng ngày giống như làn da, mái tóc.
|
Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng chân, móng tay ngày càng mỏng dần, rối loạn dinh dưỡng. Triệu chứng đầu tiên là móng bị vàng, khô, giòn. Thời gian sau sẽ có nhiều biểu hiện sần sùi, cong lồi, lõm, bị đổi màu (vàng đục, đen nâu) hoặc có những rãnh dọc, sâu, phiến móng không dính vào chỗ thịt ở dưới, móng tay đục và có gợn dọc...
Một số bệnh nhân thường tự điều trị bằng cách bôi thuốc có chất corticoid, chà chanh, ngâm rửa móng lâu trong nước... Việc điều trị không đúng làm móng bị viêm ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Có người sợ xấu lại tiếp tục phủ hóa chất làm đẹp lên, dẫn đến teo, viêm móng.
Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng từ móng không tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến sốt cao, nhiễm trùng huyết... Dùng chung dụng cụ làm móng cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm các bệnh ngoài da cho móng, thậm chí nhiễm HIV/AID.
Để có bộ móng đẹp
Tuy nhiên, để tránh những sai lầm trên, chị em cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản. Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng. Khi sơn móng, đắp móng giả, phải để móng có thời gian nghỉ, tránh làm liên tục, lâu ngày sẽ gây thoái hóa móng, teo móng.
Một điều cần lưu ý nữa là không nên dùng đồ khui để lấy những chất bẩn trong móng vì dễ gây nhiễm trùng, chỉ nên lấy bàn chải mềm chải nhẹ với xà phòng để làm sạch móng. Khi móng có những biểu hiện bất thường như trên móng có những mảnh trắng, điểm trắng hoặc một đường ngang trắng (thường gặp ở những chấn thương vùng chân móng), móng biến đổi màu sắc (đục), tăng sừng (có những vẩy ở vùng các móng, thường gặp trong bệnh lý nấm móng, vẩy nến móng). Bạn cần đến ngay các trung tâm da liễu để được tư vấn.
Bạn cũng cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng vitamin B1, B7, B12, canxi (có trong men bia, hạt ngũ cốc, bơ sữa...) và các vi lượng cần thiết khác như sắt, kẽm, lưu huỳnh để tránh gây rối loạn dinh dưỡng móng.
Khi cắt sửa không nên cắt móng quá ngắn để lộ chân móng gây trầy da. Không để móng dài gây cáu bẩn và dễ gẫy. Khi cắt viền da quanh móng nên thận trọng tránh trầy xước, tổn thương da gây nhiễm trùng. Cần bỏ thói quen mút, cắn móng tay, dứt da khi bị xước "măng rô". Khi rửa tay chụm cả 5 ngón lại rửa móng, xát xà phòng rồi dùng lòng bàn tay để cọ rồi xối nước.
Nên dùng tăm bông gẩy hết chất bẩn trong kẽ móng. Khi móng có dấu hiệu yếu, gẫy nên tập trung uống một đợt vitamin cho móng khỏe lại. Bạn cần nhớ, móng tay, móng chân cũng cần được chăm sóc hàng ngày giống như làn da, mái tóc.
Nguồn: Viet Beauty Magazine
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét